Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU không muốn công dân của họ phải chết trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua viện trợ quân sự và tài chính.

Từ khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022, EU đã cung cấp cho Kyiv khoảng 100 tỷ Euro (107 tỷ USD) tiền viện trợ tài chính, quân sự, nhân đạo và tị nạn. Brussels cũng đã đang cân nhắc ý tưởng lấy phần lãi từ khoản đóng băng tài khoản ngân hàng của Nga để chuyển cho Ukraine, nhưng chưa có sự đồng thuận trong EU và vấn đề này và khả năng còn lâu mới đạt tới sự đồng thuận đó.

Người châu Âu sẽ không chết vì Donbass, nhưng chúng ta có thể tránh cho người Ukraine phải chết vì Donbass thêm nữa”, ông Borrell nói hôm Chủ Nhật (28/4) khi phát biểu trong một phiên thảo luận của một cuộc họp kéo dài hai ngày của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại thủ đô Riyadh, Ả Rập Saudi.

Ngoại trưởng EU xác nhận rằng vấn đề phân bổ tài chính cho Kyiv là “khó khăn”, nhưng nhấn mạnh rằng Brussels cam kết sẽ giúp quốc gia Đông Âu này trong nỗ lực chiến đấu với Nga.

Nhiều người có thể nói, ‘chúng ta phải tiêu nhiều tiền như vậy bao lâu nữa đây’, nhưng chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine […]. Chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine và người dân Ukraine, giúp họ có thể kháng cự”, ông Borrell nói thêm.

Hồi tháng Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng quân đội phương Tây từ lâu đã đặt chân trên thực địa tại Ukraine và rằng họ đã đang gia tăng số lượng binh lính kể từ cuộc đảo chính tại Kyiv do phương Tây hậu thuẫn năm 2014.

Những bình luận nêu trên của tổng thống Nga đến ngay sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông “không thể loại trừ” khả năng binh lính từ khối NATO do Mỹ lãnh đạo có thể được điều động tới Kyiv. Tuy nhiên, phát biểu này của tổng thống Pháp đã làm bùng nổ làn sóng phản đối từ chính các quan chức cấp cao trong nội khối NATO.

Tổng thống Putin năm ngoái nói rằng phương Tây sẵn sàng chiến đấu với Nga tới “người Ukraine cuối cùng”.

Trong khi đó, tranh cãi về cấp tiền viện trợ Ukraine đã đang tăng lên trong nội khối EU. Hồi tháng Hai, EU đã duyệt một gói hỗ trợ mới 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) để hỗ trợ kinh tế Ukraine sau khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã không tiếp tục dùng quyền phủ quyết do bị áp lực từ các lãnh đạo khác của các quốc gia thành viên EU.

Budapest trước đó cho rằng Ukraine không thể đánh bại được quân đội Nga và rằng các chế tài áp đặt lên Nga vì cuộc chiến tranh Ukraine đang gây ra nhiều tổn hại hơn cho các quốc gia thành viên EU thay vì gây tổn hại cho Nga.

Hồi tháng Mười Một năm ngoái, Slovakia đã đảo ngược kế hoạch sẽ tài trợ rocket và đạn dược cho Ukraine vốn đã được chính phủ tiền nhiệm chuẩn thuận. Quyết định mới của Slovakia đến khi Thủ tướng tân cử Robert Fico chỉ trích gay gắt việc hỗ trợ cho Ukraine, cũng như chế tài Nga. Ông Fico kêu gọi các bên cần tham gia ngay lập tức vào các cuộc đối thoại hòa bình.

Hải Đăng (Theo RT)